Category: Túi Thần Kỳ

0

Cứ mải miết đi tìm soái ca giàu có, có lúc nào ta chợt hối hận không?

Tôi đưa ra cho các bạn một câu hỏi: Cứ mải miết đi tìm soái ca giàu có, có lúc nào ta chợt hối hận không?

Khi tôi còn trẻ, tôi thích những anh chàng đẹp trai và hài hước. Nhưng khi trưởng thành hơn, những người thông minh, hiểu biết và có trách nhiệm lại nhận được nhiều sự chú ý của tôi hơn. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy giữa một cô nàng tuổi teen và một cô gái bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời là do tôi muốn chọn được người yêu, người chồng phù hợp, người mà sau này các con tôi sẽ học hỏi được nhiều từ họ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vẫn có những cô gái đặt tiêu chuẩn tìm bạn trai hoặc chồng phải là những người có đủ điều kiện kinh tế để chu cấp cho họ mọi thứ họ muốn, bất cứ thứ gì và bất kỳ lúc nào. Chính vì lý do này mà các cô gái đó luôn thể hiện mong muốn được biết số dư trong tài khoản ngân hàng của người đang theo đuổi cô ấy hơn là nhân cách hay năng lực của những người này.

Một ví dụ điển hình cho trường hợp trên là câu chuyện tình yêu giữa một chàng trai bị từ chối tình cảm vì anh không có đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu xa xỉ của người mình yêu, một cô gái con nhà khá giả. Mười năm sau cả hai vô tình gặp lại. Đoạn kết của câu chuyện này sẽ khiến bạn hoàn toàn bất ngờ, nó là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta.

0

Nửa trái dưa hấu và bài học về tình nghĩa vợ chồng

Bên trong miếng dưa chứa đựng một bài học lớn về cách ứng xử trong gia đình, khi trái tim đã nguội lạnh, con phải từng chút từng chút sưởi ấm cho nó, mỗi ngày đều luôn nhớ ủ ấm cho nó. Ngược lại khi trái tim đang ấm áp, con từng muỗng từng muỗng nước lạnh đổ vào nó thì một ngày nào đó nhất định sẽ khiến nó nguội lạnh.

0

Chìa khóa của niềm vui

Tác giả chuyên mục nổi tiếng, Sydney Harries, và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo. Người bạn mua xong, rất lịch sự nói lời “cám ơn”, nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không mở miệng. Hai người rời quầy báo, tiếp tục đi về phía trước. Sydney Harries hỏi: “Ông chủ đó, thái độ kỳ quái quá, phải không?”

Anh bạn nói: “Cứ mỗi buổi tối, là anh ta đều như vậy cả!”.

Sydney Harries lại hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ?”

Người bạn trả lời: “Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ?”

0

Bức thư gửi Garcia

Đấy là một bài viết đăng trên Tạp chí Philistine cách đây hơn 100 năm, vào cuối tháng 2 năm 1899 được viết bởi Elburt Hubbard. Và chỉ rất nhanh sau khi bài báo được phát hành, đã có hàng trăm nghìn tờ báo được mua, tất cả chỉ vì Lá thư gửi Garcia. A Message to Garcia đã nhanh chóng được in trên nhiều tờ báo khác, được đưa thành sách và được tái bản nhiều lần trên hơn 37 thứ tiếng trên thế giới.
Người ta kể lại rằng, trong chiến tranh Nga – Nhật, mỗi người lính Nga đều mang theo bên mình “Bức thư gửi Garcia” như một lá bùa khiến người Nhật phải tò mò dịch ra. Không lâu sau Nhật Hoàng ra lệnh in và phát bài viết này cho các công chức, quân nhân trên toàn nước Nhật.
Đặc biệt, bài viết được ưa chuộng đến mức được đúc kết thành câu nói tiêu biểu mà các chủ doanh nghiệp ở Mỹ hay sử dụng giữa thế kỷ XX: “Đừng hỏi gì cả, làm việc đi!”
Nếu bạn đang làm sếp, bạn nên đọc bài viết này!
Nếu bạn đang làm lính, bạn rất cần đọc bài viết này!
Nếu bạn chưa đi làm, bạn cũng cần đọc bài viết này, để chuẩn bị hành trang cho mình trở thành một người lao động có trách nhiệm trong tương lai!

0

Em đi tìm anh trên Bán đảo Ban căng – Bài thơ tình hay nhất của thế kỷ XX

Theo bài giới thiệu của Nguyễn Trí Thuật, năm 1990, NXB Văn hóa ấn hành cuốn Almanach – Người mẹ và phái đẹp, trong mục “Những bài thơ tình hay của Việt Nam và thế giới” đã tuyển chọn bài thơ “Em đi tìm anh trên Bán đảo Ban căng”, một bài thơ tình với những lời thơ nồng nàn, da diết.
Trước đó, trong suốt hơn 30 năm, các thế hệ sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên miền Bắc và nhiều người yêu thơ đã thuộc, đã chép cho nhau, truyền tay nhau những câu thơ tình mà chỉ cần đọc một lần là người đọc giữ mãi trong tâm trí những ấn tượng đẹp về cả bài thơ. Chẳng ai bận tâm đến tên tác giả, vì ai cũng nghĩ đó là câu chuyện tình của những chàng trai cô gái châu Âu. Tên núi Các-pát, tên sông Đa-nuýp củng cố trong họ niềm tin đó.

Vậy mà tác giả của bài thơ đó lại là chàng sinh viên Việt Nam tài hoa đã du học tại Rumani những năm 60 của thế kỷ XX. Còn nhân vật chính trong bài thơ là cô gái bản xứ tóc vàng, mắt xanh xinh đẹp. Họ bất ngờ gặp nhau, quen nhau trong kỳ nghỉ hè bên bờ Biển Đen và yêu nhau. Tình yêu của họ nồng nàn, đắm say, dạt dào như sóng biển. Nhưng do hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt lúc bấy giờ, chàng trai Việt buộc phải chia tay cô gái Rumani mà không được nói rõ lý do. Rồi chàng biến mất, để lại hậu quả là cô gái phát bệnh tâm thần, lang thang đi tìm người yêu ở tất cả những nơi trước đây hai người đã từng gặp gỡ, từng hẹn non thề biển … Chàng trai đau khổ đến tột cùng khi phải câm lặng chứng kiến nỗi đau của cô gái bị phụ tình, mà người phụ nàng một cách tàn nhẫn không phải ai khác, chính là chàng. Và trong hoàn cảnh éo le ấy, bài thơ đã ra đời và tác giả của nó không thể ngờ rằng chẳng bao lâu sau nhiều câu đã trở thành những áng thơ tình bất hủ, thậm chí được một số độc giả coi là một trong những bài thơ tình hay của thế kỷ XX …