Những điều kiện thuận tiện cho sự tự học (Phần 1)

Share

Dựa vào tác phẩm “tôi tự học” của học giả Nguyễn Duy Cần, bài viết thu gọn các nội dung cốt lõi của sách về vấn đề những điều kiện thuận tiện cho sự tự học. Đồng thời từ cơ sở đó đưa ra những bình luận và ví dụ thực tiễn để giúp bạn đọc dễ hình dung.

I. Thời giờ

Theo học giả Nguyễn Duy Cần, sự tương quan giữ sự học và thời gian cũng giống như việc tưới cây vậy : “Tưới cây, người ta cũng tưới từ từ, và phải có thời gian, trái mới chín, hoa mới trổ. Thiếu thời gian, cái học của con người chỉ có được cái bề rộng, kém bề sâu, hay cũng chỉ có một lớp sơn bóng loáng bên ngoài mà thôi”.

Thật vậy, sự học mà thiếu thời gian để kiểm chứng, để thực hành thì thật là tai hại. Nó cũng giống như ta lấy hóa chất tiêm thuốc kích thích cho trái cây mau chín vậy, hôm nay tiêm, ngày mai có một trái chín mọng. Nhưng  sẽ không một ai dám ăn nó.

II. Tinh thần tản mát

“Muốn có một học vấn uyên thâm, thì cần phải  tránh những cơ hội làm cho tinh thần ta tản mác” và theo học giả, để làm được điều đó chúng ta cần phải “biết bênh vực và quý thời gian quý báu của ta. Biết từ chối, đó là sức mạnh của tâm hồn. Đừng sợ làm phật lòng người khác bằng sự từ chối khéo léo, vì những người thông minh họ rất hiểu tâm sự của các bậc học giả, các nhà ham học.”

                Trong thời đại chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể gặp nhau, chúng ta rất dễ dàng gặp nhau. Nhưng không phải cuộc hẹn nào cũng thật sự quan trọng và có giá trị. Nếu ta dành quá nhiều thời gian cho những cuộc hẹn, những việc không có giá trị, thì vô tình chúng ta đã đánh mất quá nhiều thời gian quý giá để học. Đôi khi chúng ta nên thử làm một tu sĩ, nên tự “bế quan tu luyện” một thời gian. Tu luyện những thứ mà ta cảm thấy quan trọng, cảm thấy cần thiết cho con đương sự nghiệp của ta.

III. Đời sống đơn giản

                Học giả khẳng định: “Điều kiện thuận tiện nhất cho một người có tâm học là phải có một đời sống đơn giản nhất.” Sống đơn giản không có nghĩa là “sống trong nghèo khó, thiếu thốn tiện nghi” vì nó “sẽ làm cho ta sinh tâm bực bội”. Nhưng nó cũng không có nghĩa là: “sống trong một sự nghiệp to lớn”, vì nó sẽ làm cho ta bận tâm, lo làm thêm mãi, lo tranh đấu với kẻ khác.”

 Một đời sống đơn giản, theo học giả là: “biết điều gì là chính, điều gì là phụ, biết quý trọng cái cần thiết  mà bỏ cái không cần thiết”, “học là phải như con ong hút nhụy, đừng học theo con bướm giỡn hoa.”

Sống đơn giản là trong một cuộc hôn nhân, ta biết nhìn ra đôi vợ chồng có thật sự đến với nhau bằng tình yêu hay không, có thật sự yêu thương nhau hay không. Chứ không phải là nhìn vào họ có giàu không, có nhiều tiền, nhiều xe không.  Sống đơn giản là khi mua sách, ta nhìn vào nội dung của sách xem có hay không, có giá trị không, chứ không phải nhìn vào bìa xem có đẹp không, hình thức hấp dẫn như thế nào. Sống đơn giản là khi ta đọc những quyển sách, xem những bộ phim mà ta thấy có giá trị, có tính nhân văn phục vụ cho việc học của ta. Chứ không phải thấy quyển sách nào cũng đọc, thấy phim nào cũng xem, đọc không chọn lựa.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.