Môn Thư viện Trường học

Share

TÀI LIỆU MÔN THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

Chương 1
 Những đặc trưng của thư viện trường học

  1. Vị trí của thư viện trường học (TVTH)

1.1. Các nguồn tri thức trong trường học

  • Các nguồn tri thức chủ yếu trong trường học chủ yếu là:

                   + Tri thức trong lớp học

                   + Tri thức ngoài lớp học

  • TVTH nơi lưu trữ tri thức phục vụ cho học sinh, giáo viên, cán bộ và các nhà quản lý trong trường học. Do vậy, nguồn tri thức luôn đa dạng, phong phú và chuẩn mực.

  • Các nguồn tri thức trong thư viện trường học

1.2. Vai trò của sách báo trong việc hỗ trợ việc giảng dạy và học tập trong nhà trường

  • Hỗ trợ giảng dạy
  • Hỗ trợ học tập

1.3. Tầm quan trọng của TVTH:

  • Theo xu hướng phát triển hiện nay

       – Thư viện có vai trò tạo nên môi trường học cho học sinh.

       – Tạo nên những đặc trưng riêng đối với thiếu nhi và đến khi trưởng thành.            

       – Tạo nền tảng cho việc học và đọc sách lúc nhàn rỗi trong suốt cuộc đời các em.

  • Là sự kết nối mạnh mẽ giữa thư viện trường học và thư viện công cộng.
  1. Chức năng của thư viện trường học

2.1. Phục vụ việc giảng dạy của giáo viên

2.2. Mở rộng kiến thức cho học sinh

2.3. Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường

2.4. Phục vụ nhu cầu giải trí của giáo viên và học sinh

  1. Tổ chức thư viện trường học

3.1. Chính sách quốc gia về TVTH

  • Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ngày 4/5/2007 về việc duyệt Quy hoạch phát triển Thư viện Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020 đối với thư viện trường phổ thông

3.2. Tổ chức hệ thống các TVTH:

Hệ thống thư viện trường học  gồm 2 phân hệ:

       – Hệ thống thư viện trường phổ thông

       – Hệ thống thư viện trường đại học, cao đẳng:

Ngoài các thư viện trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn quản lý khoảng 190 thư viện trường đại học, cao đẳng. Nếu trước kia, các thư viện này chưa được quan tâm đúng mức thì ngay nay chúng được tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh.

3.3. Tổ chức TVTH trong các trường phổ thông

3.3.1. Cơ cấu bộ máy, biên chế:

  • Cơ cấu bộ máy

  • Công tác chỉ đạo quản lý thư viện

  • Hoạt động nghiệp vụ

  • Nhân sự

Chương 2
 Tổ chức hoạt động trong TVTH

  1. Xây dựng, tổ chức vốn tài liệu của TVTH

1.1. Các loại tài liệu trong TVTH

  • Về sách:

Kho sách của thư viện trường học  bao gồm:

  • Sách giáo khoa, giáo trình cho học sinh.

  • Sách hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên

  • Sách tham khảo

  • Các tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu đào tạo của các trường.

* Về báo tạp chí:

  • Các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với cấp học, ngành học và các tạp chí, báo chung của Đảng, Nhà nước, địa phương và các đoàn thể quần chúng.

  • Báo Nhi đồng, Khăn quàng đỏ,   Rùa vàng,…

  • Át lát, bản đồ: bản đồ địa lý Việt Nam, quả địa cầu,…

  • Tranh ảnh giáo dục  như ảnh Bác Hồ, các danh nhân, các nhà cách mạng lớn của Việt Nam và thế giới, mô hình cơ thể người,…

* Các loại hình khác:

       – Băng đĩa giáo khoa, sách điện tử

       – Các phần mềm học tập như học tiếng Anh, tiếng Pháp, toán học, tiếng Việt,…

1.2. Sưu tập tài liệu

Quy trình xây dựng vốn tài liệu cụ thể như sau:

       – Xây dựng chính sách bổ sung/ kế hoạch bổ sung

       – Tìm tài liệu

       – Chọn lọc tài liệu

       – Thu thập tài liệu

       – Thanh lý tài liệu

1.3. Tổ chức vốn tài liệu trong TVTH

1.3.1. Tổ chức kho

Theo hệ thống thư viện chung, kho tài liệu được tổ chức theo 05 phương pháp là

       – Tổ chức kho theo nội dung tài liệu

       – Tổ chức kho theo hình thức tài liệu

       – Tổ chức kho theo hình thức phục vụ

       – Tổ chức theo chức năng-nhiệm vụ

       – Tổ chức theo ngôn ngữ

TVTH với quy mô, đặc thù riêng nên kho tài liệu thường được bố trí theo 04 bộ phận:

       – Kho sách giáo khoa

       – Kho tài liệu nghiệp vụ của giáo viên

       – Kho tài liệu tham khảo

       – Kho báo, tạp chí

Ngoài ra, TVTH cũng phải bố trí các tủ sách theo chuyên đề:

       – Tủ sách giáo dục pháp luật,

       – Tủ sách giáo dục đạo đức,

       – Tủ sách văn học,

       – Tủ băng đĩa giáo dục an toàn giao thông,

       – Tủ sách, ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa…

1.3.2. Sắp xếp tài liệu

  • Yêu cầu:

       – Đảm bảo việc truy cập, sử dụng tài liệu nhanh chóng, chính xác.

       – Đạt tính thẫm mỹ cao.

       – Đảm bảo thu hút và kích thích hứng thú đọc của người đọc.

       – Tiết kiệm diện tích kho giá.

       – Thuận tiện cho cán bộ trong công tác quản lý tài liệu.

       – Tuân thủ các nguyên tác khi sắp xếp: xếp từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.

  • Bảo quản tốt tài liệu.

  • Phương pháp sắp xếp ở TVTH

Các thường áp dụng phương pháp sắp xếp đơn giản là xếp theo môn loại khoa học (dùng cho các trường phổ thông) và xếp theo số đăng ký cá biệt. Ngoài ra, một số thư viện áp dụng phương pháp phối hợp đảm bảo đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

1.3.3. Kiểm kê và bảo quản tài liệu

  • Kiểm kê

       – Phương pháp kiểm kê có ba phương pháp chính:

                   + Kiểm kê đối chiếu trực tiếp (kiểm kê theo số đăng ký cá biệt)

                   + Kiểm kê bằng thẻ

                   + Kiểm kê bằng máy: thích hợp cho các thư viện trường học ứng dụng phần mềm quản lý thư viện.

       – Hình thức kiểm kê:

                   + Kiểm kê định kỳ: tùy theo số lượng tài liệu sẽ có kế hoạch kiểm kê định kỳ. Đối với thư viện trường học đòi hỏi được kiểm kê định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

                   + Kiểm kê đột xuất: sẽ do Hiệu trưởng quyết định

  1. Trang thiết bị của TVTH

2.1. Trụ sở TVTH

  • Vai trò giáo dục mạnh mẽ của thư viện trường học được phản ánh qua những tiện nghi, trang thiết bị.

  • Là điều quan trọng để kết nối chặt chẽ giữa chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường học khi có kế hoạch xây dựng mới thư viện và tổ chức lại thư viện.

       + Nhiệt độ trong phòng thích hợp

  • Kích thước đủ cho khoảng không gian để lưu trữ vốn tài liệu, báo-tạp chí, tài liệu điện tử, ….

       + Tính linh hoạt cho phép nhiều hoạt động .

  • Yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam:

       + Đặt nơi trung tâm hoặc nơi thuận tiện trong nhà trường để phục vụ việc đọc và mượn sách báo của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, lãnh đạo nhà trường.

       + Diện tích tối thiểu là 50m2 để làm phòng đọc và kho sách có đủ điều kiện cho thư viện hoạt động.

2.2. Trang thiết bị trong TVTH

Thiết kế thư viện trường học đóng vai trò trung tâm cho việc thư viện phục vụ tốt cho trường học.

       – Có giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để đựng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa,…

       – Có đủ bàn ghế, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làm việc.

       – Có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng để giới thiệu với bạn đọc

       – Sử dụng thiết bị hiện đại như máy vi tính, phần mềm quản lý tài liệu và có khả năng truy cập internet.

       – Các trang thiết bị đảm bảo phù hợp với thể trạng, tâm sinh lý của học sinh các lứa tuổi thiếu nhi đến thiếu niên.

       – Trang thiết bị như tránh sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho trẻ  có khả năng gây tổn thương cho trẻ.

  1. Giáo viên TVTH

3.1. Vai trò của giáo viên TVTH

Cán bộ thư viện trường học là:

       – Một nhà giáo dục;

       – Người có khả năng thu hút sự cộng tác từ nhiều đối tác;

       – Người lãnh đạo chương trình, cập nhật thông tin cho cộng đồng trong nhà trường;

       – Người quản lý.

       – Cộng tác với giáo viên và thuyết phục họ cùng hoạt động:

                   + Tìm cách tiếp cận họ bằng nhiều cách: quan hệ cá nhân

                   + Sự trợ giúp của Ban Giám hiệu trong việc động viên giáo viên cộng tác cùng thư viện

                   + Thuyết phục Ban Giám hiệu lập ra một quy chế cho việc cộng tác này với mục đích chung là tạo cho học sinh một môi trường học tập chủ động, tích cực và tự giác 

3.2. Những phẩm chất cần có của giáo viên TVTH

       Giáo viên thư viện ngoài trang bị kiến thức về sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi cần có những phẩm chất như

       – Khả năng giao tiếp linh hoạt

       – Kỹ năng quản lý, tổ chức

       – Thái độ nhiệt tình

       – Tinh thần trách nhiệm cao

       – Gương mẫu, tác phong sư phạm

       – Hiền hòa, nhân hậu nhưng năng động, cởi mở.

       – Khiêm tốn, giản dị. Yêu thương trẻ em

       – Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ

       – Nghiêm khắc đúng lúc và mang tính giáo dục cao

 

Chương 3
Tổ chức phục vụ người đọc trong TVTPT

  1. Nhu cầu đọc trong TVTPT

1.1. Các thành phần người đọc trong TVTPT

  • Thư viện trường học thành phần người đọc chủ yếu là:

       + Lãnh đạo nhà trường

       + Học sinh

       + Các cán bộ – giáo viên

  • Những đặc điểm cần quan tâm đối với người đọc trong TVTH:

       + Trình độ chuyên môn

       + Độ tuổi

       + Tâm lý lứa tuổi

       + Giới tính

       + Số lượng

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc trong TVTPT

  • Sự phát sinh và phát triển của hứng thú đọc chịu sự chi phối của các điều kiện xã hội, lịch sử của đời sống con người.

  • Hứng thú đọc phụ thuộc vào trình độ văn hóa, giáo dục. Môi trường điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội. Một xã hội phát có tác động tích cực đến việc phát triển văn hóa đọc, nhu cầu đọc.

  • Do hứng thú đọc liên quan đến những hứng thú khác của cá nhân nên nội dung của nó phụ thuộc vào tính chất của hoạt động lao động (nghề nghiệp, học tập, hoạt động xã hôi của mỗi người).

  • Lứa tuổi, giới tính, dân tộc và học vấn của con người có tác dụng quyết định tới nội dung của hứng thú đọc.

  • Niềm tin tôn giáo, chính trị của bạn đọc cũng ảnh hưởng đến nhu cầu, hứng thú đọc của họ…

  • Sở thích cá nhân, thể hiện sự riêng biệt của mỗi cá nhân trong việc lựa chọn một việc gì đó.

  • Kinh nghiệm xã hội, tri thức không đồng hành với tuổi tác mà phụ thuộc vào khả năng học hỏi của mỗi người.

1.3. Phương pháp nghiên cứu nhu cầu đọc

1.3.1. Các nguyên tắc nghiên cứu nhu cầu đọc

Nguyên tắc ngày nghiên cứu người đọc về mặt xã hội – tâm lý

       + Coi người đọc như một cá nhân trong hệ thống những mối quan hệ xã hội

       + Sách và quá trình đọc được xem như những hiện tượng của sinh hoạt xã hội.

  • Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan khoa học và tính định hướng tư tưởng của việc nghiên cứu đọc.

  • Nghiên cứu nhu cầu đọc, hứng thú đọc không phải tiến hành thường xuyên có hệ thống.

  • Nguyên tắc chủ động khi nghiên cứu nhu cầu và hứng thú đọc.

  • Nguyên tắc kết hợp nghiên cứu có tính chất phân tích với cách nghiên cứu có tính chất tổng hợp.

  • Nguyên tắc tập trung trong nghiên cứu

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu đọc

  • Nghiên cứu trực tiếp

       – Trao đổi cùng người đọc (hay còn gọi là phỏng vấn)

       – Quan sát

  • Nghiên cứu gián tiếp:

  • Là phương pháp giáo viên thư viện sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu nhu cầu và đánh giá của người đọc.

       – Phương pháp này đỏi hỏi phải có:

                   + Cấu trúc bảng hỏi

                   + Hệ thống các câu hỏi

                   + Chọn mẫu

  1. Thông tin giới thiệu tài liệu và tư vấn người đọc

2.1. Mục đích của công tác thông tin giới thiệu tài liệu và tư vấn người đọc trong TVTPT

  • Đối với công tác thông tin giới thiệu tài liệu:

       + Giúp người đọc tiếp cận với nguồn tài liệu được nhanh chóng hơn.

       + Người đọc có thể tìm kiếm tài liệu nhanh chóng hơn theo chủ đề, môn loại tri thức.

  • Đối với việc tư vấn người đọc:

       + Cán bộ thư viện là cầu nối giữ tài liệu với người đọc

       + Định hướng nhu cầu đọc theo lứa tuổi, trình độ

       + Hướng người đọc đến việc tiếp cận vốn tài liệu khác tốt hơn, có ích cho nhu cầu của người đọc hơn

       + Giúp cho công tác xây dựng vốn tài liệu tốt hơn, đáp ứng được chính xác và nhanh chóng nhu cầu của người đọc.

 

2.2. Thông tin giới thiệu tài liệu

  • Thư viện trường học thực hiện giới thiệu trong thư viện chủ yếu là các thư mục chuyên đề, bảng tin hoặc báo tường,…

Ví dụ: Thư mục Nguyễn Đình Chiểu, Thư mục nhân ngày 20-11, Thư mục sách khoa học tự nhiên,…

  • Thông tin giới thiệu giúp cho vốn tài liệu được đến với người đọc, tránh tình trạng tài liệu chết nằm trong kho sách.

  • Giúp định hướng hoạt động đọc

  • Tiết kiệm thời gian cho người đọc

  • Tăng tính tích cực đọc

Các phương pháp thông tin giới thiệu tài liệu:

có 2 hình thức cơ bản:

  • Bằng hình thức đàm thoại:

  • Đọc nghe tập thể

       + Kể chuyện theo sách

       + Nói chuyện chuyên đề

  • Bằng hình thức trực quan:

       + Triển lãm sách, hội sách: ngày hội đổi sách, ngày hội sách mới,…

       + Hội nghị, tọa đàm bạn đọc

       + Biểu ngữ thư viện

       + Tờ rơi

       + Sân khấu hóa nội dung tài liệu

  1. Tổ chức hoạt động đọc trong thư viện trường học

3.1. Tổ chức môi trường đọc tối ưu

  • Đảm bảo không gian:

       + Nhiệt độ, độ ẩm

       + Tiếng ồn

       + Bụi bẩn

       + Ánh sáng

  • Đảm bảo tiện nghi:

       + Trang thiết bị đúng qui cách

       + An toàn cho người đọc

       + Thiết bị được bảo dưỡng, bảo trì

  • Đảm bảo thời gian

       + Qui định thời gian mở cửa phục vụ hợp lý, ổn định, phù hợp

       + Tăng thời gian phục vụ ngoài giờ học tập, làm việc.

  • Đảm bảo cảnh quan:

       + Không gian đọc xanh, gần gũi thiên nhiên

       + Tạo dựng cảnh quan nhân tạo

3.2. Tổ chức phục vụ giáo viên

  • Dịch vụ trong thư viện:

       + Đọc tại chỗ

       + Mượn về nhà

  • Dịch vụ ngoài thư viện:

       + Thư viện lưu động: xe sách, thuyền sách,…

       + Phục vụ qua mạng

3.3. Tổ chức phục vụ học sinh

  • Dịch vụ trong thư viện:

       + Đọc tại chỗ

       + Mượn về nhà

  • Dịch vụ ngoài thư viện:

       + Phục vụ qua mạng

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.